
Cách điều trị kinh nguyệt không đều
Cách điều trị kinh nguyệt không đều bằng thuốc đông y rất hay, lại an toàn cho người sử dụng. Rối loạn kinh nguyệt là bệnh thường gặp ở phụ nữ, có nhiều loại khác nhau, nguyên nhân và triệu chứng cũng khác nhau.
1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt được đánh dấu bằng sự chảy máu từ âm đạo, có chu kỳ, xảy ra khi niêm mạc tử cung bị bong ra và chảy máu.
Thời gian của mỗi chu kỳ được tính: từ khi bắt đầu kỳ kinh này đến khi bắt đầu kỳ kinh sau (ngày bắt đầu là ngày đầu tiên chảy máu).
Bình thường, phụ nữ ở lứa tuổi hoạt động sinh dục có:
- Thời gian vòng kinh nguyệt trung bình 28,3 ngày (ngắn nhất là 21 ngày, dài nhất là 35,5 ngày).
- Thời gian hành kinh trung bình là 4.3 ngày (ngắn nhất là 2.5 ngày, dài nhất là 6 ngày).
- Lượng máu mất trung bình là 40-100ml.
- Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường có phóng noãn chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn chịu ảnh hưởng của chất Estrogene (từ ngày thứ nhất – ngày thứ 12 của chu kỳ).
- Giai đoạn chịu ảnh hưởng cua Progesterone kết hợp với Estrogene (từ ngày 13 -ngày 28 của chu kỳ).

Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều là:
- Chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
- Những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh. Cụ thể:
Sự thay đổi về chu kỳ hành kinh:
- Kinh trước kỳ: sớm hơn 7 ngày.
- Kinh sau kỳ: chậm hơn 7 ngày.
- Chu kỳ kinh ngắn: chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 21 ngày.
- Kỳ kinh kéo dài: ngày hành kinh kéo dài 7 ngày.
Thay đổi về tính chất:
- Lượng máu ra nhiều (máu hành kinh chảy ra quá nhiều, có những cục máu lớn, sau chu kỳ kinh, mức độ huyết sắc tố thấp hơn mức bình thường (120g/l) thì được coi là lượng kinh nguyệt nhiều) hoặc ít hơn bình thường.
- Màu sắc huyết: tím, đỏ, nhạt
- Tính chất kinh: huyết đặc, loãng hay thành cục…
2. Nguyên nhân kinh nguyệt không đều:
Rối loạn kinh nguyệt được gọi là bệnh nguyệt kinh. Chu kỳ kinh nguyệt thường bị ảnh hưởng do:
- Nội nhân: những kích động về tinh thần làm ảnh hưởng đến tạng Can (Can tàng huyết), tạng Tâm (Tâm chủ huyết).
- Ngoại nhân: lục tà tác động làm khí huyết mất điều hoà.
- Nội thương (do bệnh tật) hoặc bất nội ngoại nhân (do ăn uống).
3. Cách điều trị kinh nguyệt không đều theo y học cổ truyền:
A. Kinh nguyệt trước kỳ:
1. HUYẾT NHIỆT

Nguyên nhân: do ăn uống cay nóng, cảm nhiễm nhiệt tà.
Triệu chứng:
- Kinh đến sớm, lượng nhiều, đỏ, huyết cục
- Sắc mặt đỏ, môi khô
- Tính dễ cáu gắt, thích mát, sợ nóng
- Đại tiện táo, tiểu đỏ
Phép chữa: thanh nhiệt – lương huyết
2. HƯ NHIỆT:
Nguyên nhân: Âm hư hỏa vượng làm âm huyết kém, nhiệt thăng lên gây kinh nguyệt lượng ít, ra trước kỳ.
Triệu chứng:
- Kinh đến sớm, lượng ít, không ứ huyết cục
- sắc kinh màu đỏ
- Sắc da không nhuận, gò má đỏ
- Tiểu vàng, hoa mắt chóng mặt, tâm phiền
- Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, miệng lỡ
Phép chữa: Dưỡng âm thanh nhiệt, lương huyết điều kinh
3. THỂ KHÍ HƯ:
Nguyên nhân: cơ thể suy nhược, dinh dưỡng kém làm ảnh hưởng đến 2 mạch Xung, Nhâm.
Triệu chứng:
- Kinh đến trước kỳ, lượng nhiều, màu nhợt, loãng.
- Sắc mặt trắng nhợt, tinh thần uể oải, đau mỏi thắt lưng.
- Hơi thở ngắn, đoản hơi.
- Chất lưỡi bệu, hồng nhạt, rêu trắng mỏng.
Phép chữa: bổ khí cố kinh.
B. Kinh nguyệt sau kỳ:
1. RỐI LOẠN KINH NGUYỆT THỂ HƯ HÀN:
Nguyên nhân: do bệnh lý nội thương với cơ địa dương hư
Triệu chứng:
- Kinh đến chậm, lượng ít. Màu nhạt hoặc xám đen, loãng.
- Da xanh, môi nhạt, thích nóng, sợ lạnh
- Đau bụng âm ỉ, chườm nóng giảm đau
- Chóng mặt, đoản hơi
Phép trị: Ôn kinh, trừ hàn, bổ hư
2. THỂ HUYẾT Ứ:

Nguyên nhân: khí huyết ứ lưu làm kinh đến quá kỳ, đau bụng kinh
Triệu chứng:
- Kinh đến sau, lượng ít
- Sắc bầm tím, huyết cục
- Bụng dưới trướng đau, xoa nắn đau tăng. Kinh ra được thì giảm đau.
Phép trị: hoạt huyết, khử ứ điều kinh
3. KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU DO HUYẾT HƯ:
Nguyên nhân: do cơ thể gầy ốm nên kinh nguyệt không đến đúng kỳ.
Triệu chứng:
- kinh nguyệt đến sau kỳ, lượng ít, loãng. Sắc kinh nhạt màu
- Sắc mặt trắng xanh, da khô
- Đau lưng gối, táo bón, mệt mỏi, đoản hơi
- Chóng mặt, hoa mắt, ngủ ít, lưỡi nhạt, ít rêu
Phép chữa: bổ huyết điều kinh
Còn nhiều thể khác, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị kinh nguyệt không đều cũng khác nhau. Vì thế, bệnh nhân cần liên hệ với phòng khám để chẩn đoán bệnh chính xác.
4. Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì?

Phòng khám đông y Vạn Linh Đường khuyên bệnh nhân nên uống thuốc đông y. Vì cách chữa bệnh kinh nguyệt không đều của Đông y là chữa nguyên nhân gây bệnh, tạng phủ suy yếu. Từ đó, bệnh kinh nguyệt không đều mới hết. Ngoài ra thuốc đông y sử dụng rất an toàn không hề có tác dụng phụ, không phát sinh thêm bệnh khi dùng thuốc. Khi bệnh kinh nguyệt không đều hết thì những bệnh khác cũng hết theo.